Phong Vân Tân Tác – Thần Võ Ký (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – 17 chapter)

Nguồn: COMICVN.NET


_hdb_-_download_008 - Upanh.com

http://www.mediafire.com/?u0zs22zkdqufb

 

Xem thêm:

Phong Vân II – Điện Ảnh Mãn Họa (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Đủ bộ 5 hồi)

Nguồn: Thiên Hà Truyện

Storm Riders (Điện ảnh mãn họa) takes us on a journey through an amazing world in ancient China where, aside from the hegemony of the Royal Government, an individual and separate society exists: The World Fighting Association. Conquer, a powerful Kung Fu master, aspires to gain control of the Association and assembles the mightiest force of fighters known to humanity. Forgetting the evil deeds he’s committed in his lifetime; he takes on Wind and Cloud, two very talented and young martial artists, as his disciples. His destiny to be the Ultimate Master draws nigh; however, destiny has a will of her own and at the crux of the impending maelstrom blow Wind and Cloud… (From Just Manga)


%name
%name
%name
%name
%name
%name

_dao_ne_9999989 - Upanh.com

XEM THÊM TRUYỆN:

Phong Vân I (Nguyên tác: Mã Vinh Thành)

Phong Vân II – Tập 101 đến 114 (Nguyên tác: Mã Vinh Thành)

Phong Vân Ngoại Truyện – Thiên Hạ Vô Địch (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Trọn bộ)

Phong Vân (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Tổng hợp bản tranh truyện màu)

Tuyết Ẩm Đao và Tuyệt Thế Kiếm (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Trọn bô 8 tập)

Phong Vân (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – 657 chapter)

Nguồn: ComicVN.net & Homviet.org

Lời bình của nhà nghiên cứu văn chương kiếm hiệp VŨ ĐỨC SAO BIỂN:

Mở đầu truyện là câu hỏi mang tính chất hết sức triết lý: Phong Vân ở đâu? Có câu thơ:

Kim lân khởi thị sở trung vật,
Nhất ngộ Phong Vân tiện hoá long.

(Lân vàng vốn có từ trong vật,
Nếu gặp Phong Vân sẽ hoá rồng)

Phong là gió. Gió vô hình vô tướng, luân chuyển không ngừng từ nơi này đến nơi khác, khi dịu dàng, khi cuồng nộ. Vân là mây. Mây bay theo gió, lúc tụ, lúc tán, Mây và gió là hai hiện tượng của thiên nhiên, vô thường, vô thuỷ, vô chung. Gió, mây là biểu hiện của thiên ý, tốt hơn hết là con người không nên muốn biết chuyện ngày sau sẽ như thế nào. Hãy cứ để việc gì đến, sẽ đến, thế thôi. “Tại sao con người lại cứ hay muốn biết trước ý trời? Biết mà không tránh được, thà không biết còn hơn” (trích dẫn trong truyện).

Câu truyện Phong Vân bắt đầu từ khi Hoặc Bộ Thiên từ chối gia nhập Thiên Hạ Hội, bị bang này bức hại. Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ Hội đã cho Liệt Diện Song Quái giết chết hết 72 người già trẻ trong gia đình Hoắc Bộ Thiên. May mắn, cậu bé duy nhất trong gia đình họ Hoắc là Hoắc Kinh Giác được Vô Danh kiếm khách và cậu bé Kiếm Thần cứu. Nhìn cảnh cả nhà bị thảm sát, Hoắc Kinh Giác không đổ một giọt nước mắt. “Khóc thì giải quyết được việc gì? Từ đó, trái tim cậu sục sôi một khát vọng trả thù, rửa hận. “Khóc? Khóc thì giải quyết được chuyện gì? Phải bình tĩnh thì mới có cách rửa hận được chứ?”. Cậu năn nỉ Vô Danh kiếm khách thu nhận làm đệ tử để được học Mạc Danh kiếm pháp của thầy, rửa hận cho gia đình, nhưng Vô Danh kiếm khách không thu nhận. Ông muốn gửi Kinh Giác đến một nhà sư, bằng hữu của ông. Câu nói của ông thể hiện cái nhìn xuyên suốt tim óc Hoặc Kinh Giác :”Kiếm pháp của ta có thể tạo ra những cái dũng, nhưng không thể diệt được cái ác trong con người”. Câu nói thể hiện quan điểm nhân đạo Phương Đông võ học: học võ (cũng như kiếm pháp) là nhằm tiêu diệt cái ác trong chính mình chứ không phải lấy cái dũng để trả thù, rửa hận, giết hại người khác. Hoặc Kinh Giác bẽ bàng ra đi; Vô Danh kiếm khách không ngăn cản. Ông cho rằng một thiếu niên đã chịu được thảm hoạ nhà tan, người chết thì không gì có thể làm cho Kinh Giác ngã gục được. Từ đó Hoắc Kinh Giác thay tên đổi họ thành Bộ Kinh Vân. Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ nhất.

Nhân vật thứ hai – chàng trai Nhiếp Phong, con của Bắc ẩm đao vương Nhiếp Nhân Vương lên miền bắc cực tìm cha. Nhiếp Nhân Vương mang một mối thù oán sâu độc từ khi người vợ của mình bỏ ra đi. Ông ở ẩn trong một hang động vùng bắc cực Trung Quốc. Gặp con trai, Nhiếp Nhân Vương chặt đầu một con hổ dữ, lấy trái tim bảo con phải ăn sống cho đỡ lạnh. Nhiếp Phong thấy cha giết hổ đã thương xót, từ chối ăn trái tim sống của con hổ. Nhiếp Nhân Vương sử cây đao chém rách hết áo của con, để con phải chịu lạnh mà ngất đi trên tuyết. Sau cùng thí Nhiếp Phong phải bò vào trong động, ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa và ăn trái tim của con hổ đã nướng chín. Nhiếp Nhân Vương bật cười, cho rằng mình đã thắng được ý chí của đứa con không biết vâng lời ông; cho rằng cái triết lý phải dùng sức mạnh, cái ác dạy con đã có kết quả; đứa con trai biết quy phục mình. Nhiếp Phong từ tốn trả lời cho cha rõ :”Cha lầm rồi, con ăn trái tim của con hổ là để sống và có thể đánh bại cha”. Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ hai.

Câu chuyện chuyển qua một tình huống khác. Ở nơi giáp của ba con sông Mân, Thanh Y, và Đại Độ, từ thời nhà Đường người ta đã dựng lên một tượng phật lớn gọi là Lạc Sơn đại Phật. Có một cậu bé là Đoạn Lãng, con trai của Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái, mỗi ngày ba lần đo mực nước sông. Tương truyền mỗi khi mực nước sông dâng đến đầu gối tượng phật thì lửa sẽ phát ra và thiêu cháy Lăng Vân động này.

Nhiếp Nhân Vương dẫn con trai Nhiếp Phong đến Lăng Vân động để đấu với Đoạn Soái. Cuộc chiến đấu giữa Nhiếp Nhân Vương và Đoạn Soái diễn ra với lời giao ước của hai bên: Nếu Đoạn Soái chết, xin gửi Đoạn Lãng nhờ Nhiếp Nhân Vương nuôi dưỡng; néu Nhiếp Nhân Vương chết thì Đoạn Soái sẽ nuôi dưỡng Nhiếp Phong. Họ say sưa đánh nhau, không ngờ có một lực lượng thứ 3 đang rình rập để chiếm đoạt hai thứ khí giới bảo bối: Hoả lân kiếm và Tuyết ẩm đao. Thế lực đó là Bộ Kinh Vân, đường chủ Thiên Hạ hội cầm đầu. Đúng lúc đó thì nước dâng cao, động Lăng Vân có lửa cháy. Nhiếp Nhân Vương bị kéo vào trong động, Bộ Kinh Vân bắt được Đoạn Lãng và Nhiếp Phong về giao cho Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ hội.

Lời bàn.

Đến đây thì chúng ta có thể hình dung ra một phong cách võ hiệp mới, có phong cách thoát ly ra khỏi phong cách tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, không đi vào “quỹ đạo” Kim Dung. Bí quyết đường kiếm Mạc Danh kiếm pháp mà Vô Danh dạy cho học trò của mình là “hình thức tương hỗ” tức là chiêu thức bên ngoài và mục đích khi sử dụng chiêu ấy bổ xung cho nhau. Nếu Kim Dung thường cho nhân vật của mình sử dụng hư chiêu thì Mã Vĩnh Thành chỉ cho nhân vật của mình sử dụng những thực chiêu, vì chỉ có thực chiêu mới là hình thức tương hỗ.

Cách đặt tên chiêu thức của Mã Vinh Thành cũng có chỗ đặc biệt thú vị. Với một con dao chẻ củi trong tay Nhiếp Nhân Vương có thể sử dụng ra chiêu Hồng Hạnh xuất tường hay Đào chi yểu yểu. Hồng hạnh xuất tường mô tả một dáng hoa lãng mạn, Đào chỉ yểu yểu mô ta vóc dáng của người thiếu nữ trong ngày trọng đại của mình (…).

Cái triết lý Âm dương, Ngũ hành trong triết học cổ Trung Quốc cũng được các tác giả sử dụng, khai thác triệt để. Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái đấu với Bắc ẩm cuồng đao Nhiếp Nhân Vương. Hai ngoại hiệu này tiêu biết cho hai phương. Nam lân kiếm đặc trưng cho Dương, cho Hoả. Lân là tia lửa phát ra tử chất photphore – một loại tia lửa xanh mà Kim Dung đã nói đến trong Thiên Long Bát Bộ, bọn thuộc hạ phái Tinh Tú thường dùng để bắn vào người để trừng phát các đồng môn. Bắc ẩm tượng trưng cho Âm, cho Thuỷ. Thuỷ ở đây là khí lạnh của tuyết. Âm – Dương, Thủy – Hoả đối nghịch với nhau, khắc chế nhau là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng Âm – Dương, Thủy – Hoả cũng tương thích, tương sinh với nhau để tạp ra một đời sống khác như vợ với chồng, như chàng với nàng, như trai với gái, anh với em. Món quà ấy được người Trung Quốc gọi là… hảo sự!

Sự dung hoà của hai thái cực khác nhau đó đang đợi chờ ở thế hệ thứ hai Đoạn Lãng, con của Đoạn Soái và Nhiếp Phong, con của Nhiếp Nhân Vương – thực hiện. Oán thù có được cởi bỏ, tình nhân ái sẽ được tôn vinh?

Qua tập 2 này thì thế giới của võ công của chiêu thức và những âm mưu, thù hận được khắc hoạ rõ nét.

Hùng Bá – bang chủ Thiên Hạ hội, đúng như cái tên gọi, đã nuôi tham vọng xưng hùng xưng bá trong võ lâm. Đó là con người khao khát quyền lực, địa vị và danh tiếng (dù chỉ là hão huyền). Hùng Bá có ba đệ tử đắc ý: đại đệ tử Tần Sương học được Thiên Sương quyền, nhị đệ tử Bộ Kinh Vân học được Bài vân chưởng, tam đệ tử Nhiếp Phong học được Phong thần cước. Trong ba đệ tử Hùng Bá vẫn canh cánh nỗi lo về Nhiếp Phong. Gã này mưu kế không bằng Tần Sương, võ công không bằng Bộ Kinh Vân nhưng tư chất thì thật kiệt xuất. Nỗi lo của Hùng Bá không phải không có cơ sở vì Nhiếp Phong dù thua kém cả hai vị sư huynh của mình nhưng đã làm được một việc lớn mà nhị vị sư huynh của mình không làm được: giết Độc Cô Nhất Phương, thành chủ Vô Song thành, đem đầu về Thiên Sơn theo lệnh của Hùng Bá. Hùng Bá dùng một con người xuất sắc và đang lo về con người đó. Âu đó cũng là một nguyên tắc sống của những con người có tham vọng lớn: lo có kẻ thân tín bên mình, một ngày nào đó sẽ vượt qua mình.

Có được Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân dưới trướng là Hùng Bá có được điều kiện ắt có và đủ để thực hiến giấc mơ “Nhất ngộ Phong Vân tiện hoá long”. Long (rồng) là hình ảnh đứng đầu tứ linh (Long, lân quy phụng) trong niềm tin về thế giới siêu nhiên mấy ngàn năm của người Trung Quốc. Rồng chính là con người đứng đầu, cai quản thiên hạ. Hùng bá đã “ngộ Phong Vân”, đã có Phong Vân dưới tay, nhưng vẫn lo sợ tham vọng của mình không thành. Ông lại tìm đến Ni Bồ Tát – con người được xem là nhà minh triết, biết được quá khứ vị lai để nhờ phán đoán. Con người minh triết này đưa cho Hùng Bá một lời khuyên:

Thành tại Phong Vân
Bại tại Phong Vân
Không nên cưỡng cầu
Phải tuỳ cơ duyên.

Và Ni Bồ Tát cũng phán đoán về Hùng Bá với một tương lai ảm đạm :”Gặp Phong Vân nhưng rồng bơi nước cạn, sẽ bị lật đổ”. Phán đoán đấy đi ngược lại với tham vọng, niềm tin, sự khát khao được làm rồng của Hùng Bá. Hùng Bá giết Ni Bồ Tát.

Bài Sơn đảo hải có nghĩa là lay núi, dốc biển – một sức mạnh khiến người ta nghe tới đã kinh hoàng. Lại có chiêu Ô vân bế nhật với cách cởi chiếc áo choàng ngoài, bao phủ đường kiếm của đối thủ, không cho kiếm thế phát huy, kiếm phong lan toả. Độc Cô Minh sử dụng đường Hàng Long cước cận chiến, trong đó có chiêu Phi Long Tại thiên (một quẻ trong Kinh Dịch Trung Quốc. Ta đã thấy Quách Tĩnh (XĐAHT) sử dụng chiêu này bằng chưởng pháp. Nay thì cước pháp cũng có Phi long tại thiên. Độc Cô Minh đã nhảy lên cao. Nếu không thì làm sao có Phi long tại thiên xuất hiện?

Nhiếp Phong cũng là một đại cao thủ về cước pháp, đã học được đường Phong thần cước do Hùng Bá truyền đạt. Đường cước pháp này có các chiêu Thần Phong nộ hà, Phong trung kình thảo… hãy thử tưởng tượng Phong thần nộ hà – cơn gió thần làm dậy sóng dòng sông thì mới hình dung ra được kình lực của đường cước pháp này. Hùng Bá cũng thế. Để chuẩn bị cho cuộc đọ sức với phe Vô Song thành, lão cũng luyện công phu Tam phân quy nguyên khí. Tam phân là Thiên sương quyền, Bài vân chưởng và Phong thần cước hợp lại (quy nguyên) để hình thành một thứ khí công chung.

Có một điều khá thú vị là nhân vật kiếm thánh tuy sử kiếm nhưng lại dùng ngón tay (chỉ) làm kiếm để phát chiêu. Điều này làm nhắc chúng ta nhớ đến nhân vật Đoàn Dự – vương tử nước Đại Lý, người đã học được Lục mạch thần kiếm trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, chuyên sử dụng 6 ngón tay làm kiếm, phóng ra kiếm khí tan bia vỡ đá.

Võ công là một chuyện, nhưng con người thể hiện võ công lại là chuyện khác. Cũng giống như người cha, Nhiếp Phong là con người mang lòng thù hận ngùn ngụt, nỗi hận đó ánh lên đôi mắt khiến đôi mắt có vẻ hung ác của mắt dã thú. Chính vì thế nhị sư ca của Nhiếp Phong, Bộ Kinh Vân yêu nàng Khổng Từ nhưng không dám ngỏ lời khi nhìn thấy ánh mắt ngùn ngụt của Nhiếp Phong. Phải chăng đến đây thì ta có thể suy nghĩ về một cuộc đấu tranh để dành lấy người đẹp về sau này?

Nhi nữ thường tình – Anh hùng khí đoản câu nói cửa miệng của những người Trung Quốc cho thấy những người tự hào là anh hùng khó thoát qua cửa ải mỹ nhân (Anh hùng nan quá mỹ nhân quan).

Giết Ni Bồ Tát không chỉ là giết một người nói khác lại tiếng nói đầy tham vọng trong thâm tâm Hùng Bá. Trong diễn biến đầy nội tâm của nhân vật này, lời phán đoán của Ni Bồ Tát có thể là phán đoán đúng. Hùng Bá đã từng nghi ngờ tài hoa của tam đệ tử Nhiếp Phong; lời tiên tri của Ni Bồ Tát lại làm lão đặt thêm một mối nghi ngờ vào nhị đệ tử Bộ Kinh Vân. Giết Ni Bồ Tát chính là một cách giết người diệt khẩu để có thể lẳng lặng theo dõi đệ tử, theo dõi chuyện “sẽ bị lật đổ” nếu có về sau này.

ở một cực khác, Độc Cô Minh – con trai của Độc Cô Nhất Phương kết hợp cùng Kiếm Thánh và Đoạn Lãng bàn mưu kế đánh Thiên Hạ hội khôi phục Vô Song thành. Độc Cô Minh có lý do để căm thù Nhiếp Phong bởi Nhiếp Phong đã giết cha mình, đem đầu về dâng cho Hùng Bá. Riêng Đoạn Lãng vẫn nhớ tình cảnh ngày xưa khi gặp gỡ Nhiếp Phong. Nói cách khác trong Liên Minh này, đã có tình trạng “đồng sàng dị mộng” diễn ra. Có thể họ có một kẻ thù chung là Thiên Hạ hội. Còn với Đoạn Lãng – Nhiếp Phong không phải là kẻ thù, Nhiếp Phong mãi mãi là bạn. Liên minh này đã đột nhập tổng đường của Thiên Hạ hội trên núi Thiên Sơn, cắm lại một cây kiếm trên ngôi báu của Hùng Bá thể hiện sự tuyên chiến. Đây là cây kiếm của Kiếm Thánh. Cây kiếm này có một chỗ khá đặc biệt: Có đến 21 chỗ sứt mẻ trên lưỡi kiếm. Phải chăng đó là dấu hiệu tiêu biểu cho đường Kiếm Thánh linh nhị thập nhất thức của Kiếm Thánh?

Cũng giống như Kim Dung và các tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp khác, tác giả Mã Vinh Thành để cho mỗi nhân vật của mình đắc thủ một loại võ công riêng biệt, có chỗ độc đáo riêng với những chiêu thức riêng. Đoạn Lãng sử đường Nhật thực kiếm pháp của cha với chiêu Nhật toả sầu thành, Kiếm điệp huy hoàng… Trí tưởng tượng của ông cũng rất phong phú khi diễn tả nội lực trong đường kiếm pháp này.

Tập 3

Võ công hay công phu (kung-fu) là một vốn liếng quý giá mà đối với bọn hào sĩ giang hồ – cái giới chuyên sống trên đường đao mũi kiếm. Mỗi nhân vật hào sĩ giang hồ đều phải biết tự sáng tạo hay tự khổ luyện một môn võ công riêng độc đáo để khắc chế địch thủ, giữ mạng sống, địa vị, uy quyền của mình. Hùng Bá – Bang chủ Thiên Hạ hội, cũng đã tự luyện Tam phân quy nguyên khí để chuẩn bị cho cuộc giao đấu sắp diễn ra với Vô Song thành.

Tại sao lại là Tam phân? Nguyên Hùng Bá có ba đệ tử là Tần Sương luyện Thiên Sương Quyền, Bộ Kinh Vân luyện Bài Vân chưởng và Nhiếp Phong luyện Phong thần cước. Thiên Sương (sương trời) vốn lãng đãng lạnh lẽo, là một thứ võ công có kình lực âm nhu. Bài Vân (đuổi mây) và Phong thần (Thể hiện phong thái và thần sắc) là hai thứ võ công có kình lực dương cương. Quyền đánh bằng nắm đấm tay, chưởng đánh bằng bàn tay, cước đánh bằng cái đá của chân, là ba thứ võ công có trên, có giữa, có dưới (thượng, trung, hạ). Để có thể khắc chế được địch thủ Vô Song thành, Hùng Bá đã luyện một lúc ba thứ võ công bao gồm âm nhu và dương cương này. Cho nên nó được gọi là Tam phân quy nguyên khí.

Nhưng luyện là một chuyện còn việc có thành công hay không, có đem lại kết quả cụ thể cho việc khắc chế địch, chế thắng hay không lại là một chuyện khác. Trong truyện tranh có đoạn viết khá thú vị với phong cách cực kỳ cường điệu: Hùng Bá đem ba thứ chân khí nạp vào huyệt Đan Điền, chân khí mạnh đến nỗi làm cho mây trên đỉnh Thiên Sơn lúc tụ, lúc tán. Thế nhưng khi phóng chân khí ra đầu ngón tay (phóng chỉ) thì chân khí không tụ được, chỉ pháp không thành công (…)

Ngộ là một trong những khái niệm lớn lao của nhà Phật. Ngộ là đột nhiên hiểu ra, hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ, là một cơ duyên tốt khi được người khác điểm hoá.Trong tập ba của bộ truyện Phong Vân có một chương Ngộ rất sâu sắc. Nhiếp Phong đang ở trong trạng thái căng thẳng, lòng tràn ngập buồn lo, uất hận,thù hằn thì gặp một vị hoà thượng – nhà sư Bất Hư.Bất Hư mời Nhiếp Phong ăn một cái bánh màn thầu – một loại bánh bao chay chỉ làm bằng bột không có nhân. Đó là chuyện phải ăn để duy trì sự sống của thể xác.Hoà thượng đã nhắc cho Nhiếp Phong nhớ: “Ma do tâm sinh ra”.Ma đạo không ở đâu xa,nó ở ngay trong lòng người,trong suy nghĩ và hành động của con người. Đó là một thứ nghiệp chướng nội tại.Hoà thượng nói một câu hết sức triết lý :”Thiên hạ bất nhân,không hề luyến tiếc vạn vật”.Vậy thì vạn vật – trong đó có con người,phải tự tìm cái sống cho mình,tự duy trì đời sống và nguồn sống của mình.Hoà thượng đã tụng kinh Bát nhã ba la mật để Nhiếp Phong nghe:”Sắc tức thị không,không tức thị sắc,sắc bất dị không,không bất dị sắc”.Nghe tiếng tụng niệm Nhiếp Phong dần rơi vào giấc ngủ,và ngủ say sưa.Sau giấc ngủ ngon lành ấy,Nhiếp Phong đã tỉnh dậy với con người có tấm lòng khác hẳn.Nhiếp Phong còn gặp một cơ duyên khác:nghe được tiếng hát của một thôn phu.Chàng thôn phu đã hát những câu nhạc phủ bình dân,có âm hưởng nhạc phủ thời Tống :

Cô em xóm núi xinh tươi
Làm lòng tôi xao xuyến
Tôi với cô trời sinh một cặp

Tiếng hát hồn nhiên ấy rót vào tai,thấm vào lòng Nhiếp Phong, đem lại cho chàng trai một cảm âm thú vị.Trước khi ngủ,Nhiếp Phong đã nghe tiếng hát;sau khi tỉnh dậy Nhiếp Phong vẫn nghe tiếng hát.Và chàng trai đã thật thà khen :” Đại ca hát nghe hay lắm”.Cái điểm hoá bằng giáo lí nhà Phật là điểm hoá cao cường.Cái điểm hoá bằng tiếng hát của chàng thôn phu là điểm hoá bình dân.Cả hai điểm hoá đều có tác dụng tích cực: đem lại cho Nhiếp Phong một nhận thức mới về cuộc sống,xoá đi những ưu tư,thù hận dằng dặc từ bấy lâu nay.Từ đây,một Nhiếp Phong mới đã xuất hiện.Trở lại Thiên Hạ hội,chứng kiến cảnh Bộ Kinh vân chiếm đoạt Khổng Từ – người yêu của mình,nhiếp Phong vẫn không nổi nóng,không đánh trả Bộ Kinh Vân, không hờn ghen,không sỉ mạ.Chàng trai chỉ khuyên Bộ Kinh Vân nên đưa Khổng Từ trốn đi,càng xa càng tốt…

Đã có những mâu thuẫn dẫn đến rạn nứt trong nội bộ của Thiên Hạ hội.Gã hề Văn Sửu Sửu trước khi trốn đi và bị Tần Sương giết đã đểlại hai bức thư cho Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân,nói rõ âm mưu của Hùng Bá nhằm chia rẽ ba học trò.Văn Sửu Sửu tuy là hề nhưng đã cómột nhận xét hết sức sâu sắc về âm mưu này của Hùng Bá.Gã nói thật cho Tần Sương biết sở dĩ Hùng Bá tin dùng Tần Sương chẳng qua là vì Tần Sương là người ngu muội nhất trong ba đệ tử.Hùng Bá chẳng qua cũng chỉ là một ngụy quân tử,ngụy sư phụ như Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung.Khi biết Tần Sưong chỉ dâng lên một trong hai bức thư nhặt được trên người Văn Sửu Sửu,lão đã nổi giận nhưng vẫn cố kìm nén và… phong Tần Sương lên làm chỉ huy lực lượng Thiên Hạ hội đánh trả phe Kíêm Thánh và Vô Song thành.Thầy đã nghi học trò và học trò cũng đã biết được âm mưu của thầy. Đó là sự rạn nứt về mặt tổ chức của Thiên Hạ hội.

Sự rạn nứt thứ hai bắt nguồn từ một người phụ nữ : Khổng Từ.Cả Bộ Kinh Vân và Nhiếp Phong đều say đắm Khổng Từ nhưng Khổng Từ chỉ yêu Nhiếp Phong. Ấy vậy mà Bộ Kinh Vân đã chiếm đoạt thân xác cô.Giữa Bộ Kinh Vân và Nhiếp Phong phải xảy ra cuộc chiến tranh giành người đẹp.Bộ Kinh Vân chỉ muốn giết Nhiếp Phong để vừa có được Khổng Từ lại vừa được ở lại Thiên Hạ hội.NhiếpPhong nhiều lần nhường nhịn nhị sư huynh nhưng cuối cùng phải chiến đấu để bảo vệ mình.

Trở lại vấn đề triết lý trong Phong Vân.Một lần nữa hoà thượng Bất Hư lại xuất hiện,gặp gỡ Kiếm Thánh- kẻ có ý định tấn công vào Thiên Hạ hội.Kiếm Thánh nói với nhà sư rằng lão là một người dũng cảm vì lão không sợ chết.Bất Hư nói :”Cái dũng lớn nhất của con người không phải là không sợ chết mà là dám thoái lui”.Nhà sư này một lòng một dạ đem Phật pháp ra điểm hoá cho Kiếm Thánh về cái dũng theo quan điểm của nhà Phật :”Thắng nhân giả cường,tự thắng giả dũng”, thắng người là cường thắng được bản thân mới là dũng.Nhà sư này có một câu ca quyết mà có lẽ mọi người nên học :

Thế bất khả khứ tận
Thoại bất khả thuyết tận
Phúc bất khả hưởng tận
Luật bất khả hành tận

Dịch nghĩa:
Thế không thể đi đến chỗ tận cùng
Lời không thể nói đến chỗ tận cùng
Phúc không thể hưởng đến chỗ tận cùng
Luật không thể làm đến chỗ tận cùng

Nói cách khác nhà sư nhìn cái vật theo quan điểm triết lý Phục phản của Lão Trang :”Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” – Vật đi đến chỗ cũng thì có sự thay đổi, vật đi đến chỗ cực thì phản lại.

Quan điểm đó đáng để chúng ta suy nghĩ.

Tập 4

riết học, trong sách vở muôn đời nay, vốn thuộc phạm trù tĩnh tại. Ngược lại, triết lý thể hiện trong cách sống, trong thái độ sống lại thuộc phạm trù sống động. Nó hồn nhiên thâm thúy hơn nhiều so với triết học. Và do đó, nó dễ được mọi người chấp nhận. Trong tập Phong Vân 4 này, các tác giả có để cho hoà thượng Bất Hư xuất hiện. Bất Hư có nghĩa là không thể bị huỷ hoại. Phải chăng Bất Hư là hình ảnh tượng trưng cho những tư duy triết lý gần gũi với đời sống con người phương Đông. Đầu tiên, Bất Hư gặp một đứa bé sơ sinh, ra đời trong một hoàn cảnh bất bình thường: được một đôi nam nữ mổ bụng người mẹ (sắp chêt) lấy ra. Nhà sư sợ đứa bé sau này sẽ gieo nhiều ác nghiệt nên định nhận nuôi, mong lấy Phật pháp điểm hoá cho đứa bé, nhưng đôi nam nữ này không chịu.

Tử nhân đản hạ hoạt nhân nhi.
(Người chết sinh ra em bé sống).

Thông thường thì người ta yêu sự sống, ghét cái chết. Ở đây, người mẹ chết để đứa con được ra đời vuông tròn, khoẻ mạnh. Nhưng bởi tiền căn của sự sống đứa bé là ác nghiệp nên nhà sư lo sợ đứa bé sau này sẽ gieo nhiều ác nghiệp. Ở đây, nhà sư nhìn ra chuyện sự sống còn đáng sợ hơn cả cái chết. Ta hình dung ra kỹ thuật khá quen thuộc nhằm xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung: tạo ra một điều kiện tưởng như tình cờ để nhân vật xuất hiện. Từ đó nhân vật được ném vào tiểu thuyết, trở thành con người tạo ra những tình huống mới. Đứa bé mà hoà thượng Bất Hư lo rằng sẽ tạo ra nhiều ác nghiệp phải chăng là một nhân vật như vậy? Chúng ta hãy chờ xem các tập tiếp tục về sau của Phong Vân.

Trở lại với hoà thượng Bất Hư, ông nhắn nhủ đôi nam nữ dạy dỗ đứa bé nên người. Ông cũng dặn dò đứa bé sơ sinh: “Oán thù nên cởi không nên kết”. Tư tưởng từ bi của đạo Phật được nhà sư thể hiện một cách giản dị nhưng sâu sắc.

Cũng trong tập Phong Vân 4 này, ta bắt gặp nhân vật Kiếm Thần dùng kiếm truyền nội lực ra khi đánh với địch thủ. Điều này nhắc ta nhớ đến chàng Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Từ một kẻ mất hết công lực, Lệnh Hồ Xung học được Hấp tinh đại pháp ghi lại trong giường sắt của nhà giam dưới đáy Tây Hồ và chỉ nghĩ nó đơn giản là phương pháp tấn công làm cho con người mình đỡ khó chịu. Bắt đầu từ cơ duyên đó, mỗi chiêu kiếm Lệnh Hồ Xung đánh ra đều phát ra nội lực trên thân kiếm, mũi kiếm. Nội lực ấy vừa có sức hút nội lực của kẻ khác, vừa đẩy kẻ khác đi hoặc thay đổi tư thế của họ chạy vòng tròn theo ý mình. Nó vừa bá đạo ở chỗ hút công lực tu dưỡng một đời của kẻ khác chỉ trong một chốc lát, nhưng cũng vương đạo ở chỗ không làm nạn nhân chết hắn, nghĩa là không còn cơ hội tác oai tác quái, làm hại kẻ khác được nữa. Phương pháp dùng kiếm truyền nội lực của Kiếm Thần phải chăng là một dạng Hấp tinh đại pháp của Lệnh Hồ Xung?

Thông thường con người dù hùng mạnh tới đâu vẫn mang trong lòng một niềm tin về thế giới siêu nhiên thần bí, tin vào sức mạnh của thần quyền. Hùng Bá đã giết chết nhà tiên tri Ni Bồ Tát, nhưng vẫn giữ niềm tin về các lời tiên đoán của Ni Bồ Tát đã nói với mình:

Thành tại Phong Vân
Bại tại Phong Vân

Hùng Bá đã thu nhận Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân với khát vọng làm nên sự nghiệp, trở thành kẻ thống lĩnh giang hồ. Lão đặt tên cho bang phái của mình là Thiên Hạ hội. Thiên Hạ – trong chữ nghĩa phổ thông của người Trung Quốc, có nghĩa là bang hội của đất nước. Tham vọng của Hùng Bá rất lớn: lão muốn thống nhất giang hồ, tương đương như Nhậm Ngã Hành – giáo chủ Nhật Nguyệt Thần giáo trong Tiếu Ngạo Giang Hồ hoặc Hồng An Thông – giáo chủ Thần Long giáo trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung. Lão tin vào chữ “Thành” trong lời tiên đoán của Ni Bồ Tát vì lão đã có Phong và Vân trong tay. Và cũng chính niềm tin đó, khi Phong và Vân bỏ Thiên Hạ hội ra đi ngay trong thời điểm quần hùng tấn công lên tổng đàn Thiên Hạ hội lão tin mình không thể chết vì cuộc tấn công này bởi “Bại tại Phong Vân”, mà Phong và Vân không có lực lượng địch thủ, lão không thể bại được. Nói cách khác, không có Phong và Vân thì không có địch thủ nào khiến lão phải chiến bại cả! Đó là một lý luận thuần lý, trở thành một niềm tin. Và quả đúng như niềm tin, cuộc chiến giữa Vô Song thành và Thiên Hạ hội là một cuộc chiến đấu bất phân thắng bại bởi không có Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân đứng vào một phe nào.

Cũng từ kiểu lý luận thuần lý này, ta có thể hình dung ra được về sau, Nhiếp Phong và Bộ Kinh Vân trở mặt chống lại Hùng Bá làm sụp đổ tham vọng trở thành minh chủ võ lâm của lão. Tập truyện tranh có lẽ đang báo trước những thay đổi lớn lao trong nội bộ Thiên Hạ hội, báo trước ngày suy bại của một thế lực phi chính nghĩa do Hùng Bá cầm đầu. Vâng, chúng ta hãy chờ xem!

Đọc tiếp tại … http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=17040
%name
_dao_ne_9999991 - Upanh.comThông tin cập nhật:

Vừa cập nhật thêm từ hồi 598 đến hồi 608 trong link chung ở trên, hay link riêng ở dưới đây…

http://www.mediafire.com/?lkd8b37zqxw6u7i

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Cập nhật thêm từ hồi 609 đến hồi 621…

http://www.mediafire.com/?jg2urg2jiyy6s2d

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Cập nhật thêm từ hồi 622 đến hồi 627…

http://www.mediafire.com/view/?953b97npu93jbbc

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Cập nhật thêm từ hồi 628 đến hồi 631…

http://www.mediafire.com/view/?7u2kwd9i4w3cqjq

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Cập nhật thêm từ hồi 632 đến hồi 633…

http://www.mediafire.com/view/?6zw8h1f5dhlg1iw

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

 

Cập nhật thêm từ hồi 634 đến hồi 635…

http://www.mediafire.com/view/?vp5qrugbbizbvf3

 

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Phong Vân (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Cập nhật từ hồi 636 đến hồi 648)

 

(¯`·.º-:¦:-† HĐ’s Blog †-:¦:-º.·´¯)

Phong Vân (Nguyên tác: Mã Vinh Thành – Cập nhật từ hồi 649 đến hồi 657)